0
O'HANA PRESCHOOL O'HANA PRESCHOOL

CẨM NANG CHĂM SÓC BÉ

“Trẻ em béo có hệ tim mạch của người 45 tuổi”

O'HANA

-

0 Bình luận

Kết quả từ các xét nghiệm bằng sóng siêu âm trong một nghiên cứu của Mỹ và Úc cho thấy trẻ béo phì khi 10 tuổi có hệ tim mạch của người 45 tuổi và nhịp tim bất thường làm tăng các nguy cơ về bệnh tim mạch.

Theo Tiến sỹ Geetha Raghuveer thuộc Bệnh viện Nhi ở thành phố Kansas - người đứng đầu một nghiên cứu cho rằng "Không cần nhìn vẻ bên ngoài, hệ tim mạch của bạn sẽ cho biết bạn bao nhiêu tuổi”. “Đây là một hồi chuông cảnh tỉnh”, bà nói.

Tại báo cáo trong buổi hội thảo do Hội tim mạch Mỹ tổ chức gần đây, nghiên cứu cho kết quả khoảng 1/3 trẻ em Mỹ bị thừa cân và 1/5 bị béo phì.

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng cụm từ “em bé béo” sẽ biến mất khi trẻ lớn lên. Nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em béo sẽ trở thành người lớn béo, với nguy cơ cao hơn về rất nhiều vấn đề sức khoẻ.

 “Béo phì có hại đối với trẻ em và thiếu niên”, theo Tiến sỹ Robert Eckel - nguyên Chủ tịch Hội tim mạch đồng thời là một chuyên gia tim mạch của Trường đại học Colorado-Denver.

Ông cũng lưu ý rằng: Viện Nhi khoa Mỹ gần đây đã khuyên dùng thuốc làm giảm cholesterol cho trẻ em.

Tiến sỹ Raghuveer muốn biết liệu các dấu hiệu sớm của tác động có thể ghi lại không, vì thế bà và các đồng nghiệp đã sử dụng sóng siêu âm để đo độ dày của thành động mạch cổ của 70 trẻ từ 10 đến 16 tuổi. Hầu hết đều có mức cholesterol bất thường và nhiều trẻ bị béo phì.

Không ai biết chính xác thành động mạch của trẻ 10 tuổi có độ dày bao nhiêu, vì nó không được kiểm tra thường xuyên để tìm các dấu hiệu của bệnh tim mạch, nhưng người ta biết rằng nó không thể giống của người nhiều tuổi hơn và to lớn hơn rất nhiều.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng thuốc dành cho người 45 tuổi - đối tượng thường làm các xét nghiệm này và thấy rằng “tuổi mạch” của những đứa trẻ này già hơn 30 năm so với với tuổi thực tế của chúng.

Một nghiên cứu khác thì khẳng định rằng béo phì ở tuổi ấu thơ có liên quan mật thiết đến sự phì đại của tâm nhĩ. Sự phì đại được coi là yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim, đột quỵ và rối loạn nhịp tim.

Julian Ayer - một nhà nghiên cứu của Bệnh viện Hoàng gia Alfred tại Sydney đã thực hiện các thử nghiệm bằng sóng siêu âm trên 991 trẻ em trông khoẻ mạnh từ 5 đến 15 tuổi. Ông đã thấy một liên kết rõ ràng tỷ lệ thuận giữa trọng lượng và kích thước của tâm nhĩ.

Một nghiên cứu thứ ba của Tiến sỹ Walter Abhayaratna của Trường đại học quốc gia Úc ở Canberra cho thấy ở những trẻ bị thừa cân và béo phì thì khả năng nghỉ ngơi giữa các nhịp đập của tim bị suy yếu. Đây là một nghiên cứu mang tính cộng đồng rộng rãi và được thực hiện trên 150 trẻ.

Nghiên cứu ban đầu của ông đã giúp tìm ra nhiều động mạch cứng ở những trẻ này - một dấu hiệu khả năng của các mảng bám bắt đầu hình thành.

“Bạn có thể có con 10 tuổi nhưng nó có động mạch bị sơ cứng như của người 30 - 40 tuổi”.

Tiến sỹ Michael Schloss - chuyên gia về phòng chống bệnh tim mạch của trường Đại học New York nói rằng bằng chứng cho thấy béo phì còn nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì mà bạn nhìn thấy bên ngoài một đứa trẻ.

"Nếu bạn đã xem những gì có trong thực đơn bữa trưa của hầu hết các trường học thì những phát hiện này không còn là điều ngạc nhiên”, ông nói. “Thực tại là chúng ta phải đương đầu với  vấn đề béo phì ở trẻ nhỏ và xu hướng ít vận động trên quy mô toàn xã hội”.

TAGS :

ohana trẻ béo phì

Bình luận của bạn

TIN MỚI