0
O'HANA PRESCHOOL O'HANA PRESCHOOL

CẨM NANG CHĂM SÓC BÉ

Dấu hiệu nhận biết Hội chứng Tăng động giảm tập trung và Cách xử lý

O'HANA

-

0 Bình luận

Hội chứng Tăng động giảm tập trung có 3 dạng:

1. Giảm tập trung

2. Hiếu động thái quá

3. Vừa hiếu động thái quá vừa không tập trung. Nghĩa là trẻ có thể có mọi biểu hiện của một dạng hoặc mỗi dạng vài biểu hiện.

Dạng 1:  "Giảm tập trung"

Một đứa trẻ phải có 6 trong 9 dấu hiệu sau đây và kéo dài trong hơn 6 tháng thì được chẩn đoán ở dạng Giảm tập trung :

  1. Không tập trung vào các chi tiết, hay mắc lỗi cẩu thả
  2. Thường có vấn đề trong việc giữ tập trung khi tham gia một hoạt động
  3. Thường không lắng nghe khi người khác nói trực tiếp
  4. Thường không tuân theo chỉ dẫn và không hoàn thành công việc (vì không hiểu)
  5. Thường có vấn đề trong việc sắp xếp các hoạt động
  6. Thường né tránh hoặc không thích những việc đòi hỏi tập trung tư duy trong một khoảng thời gian dài
  7. Thường làm mất đồ dùng cần thiết cho công việc hoặc hoạt động
  8. Dễ bị sao nhãng
  9. Hay quên

Dạng 2:  "Hiếu động thái quá"

Chỉ có khoảng 5% trẻ có hội chứng Tăng động giảm tập trung bị liệt vào dạng này, mà chủ yếu là ở lứa tuổi mầm non. Hầu hết những triệu chứng ở dạng này dần dần sẽ tiến triển sang dạng giảm tập trung hoặc dạng vừa hiếu động thái quá vừa giảm tập trung.

Một đứa trẻ phải có 6 trong 9 dấu hiệu sau đây và kéo dài trong hơn 6 tháng thì được chẩn đoán ở dạng Hiếu động thái quá :

  1. Thường động đậy tay chân hoặc vặn vẹo khi ngồi
  2. Thường đứng lên khỏi chỗ ngồi
  3. Thường chạy nhảy lung tung khi đang trong hoạt động không liên quan đến vận động thể chất
  4. Thường có vấn đề trong các hoạt động tĩnh
  5. Lúc nào cũng đi lại như thể được lắp động cơ
  6. Thường nói không ngừng
  7. Thường trả lời trước khi câu hỏi kết thúc
  8. Thường có vấn đề trong việc chờ đợi đến lượt
  9. Thường xen ngang khi người khác đang nói

Dạng 3: "Vừa hiếu động thái quá vừa giảm tập trung"

Đây là dạng phổ biến nhất của hội chứng Tăng động giảm tập trung với các dấu hiệu của cả dạng hiếu động thái quá và dạng giảm tập trung. Nên nhớ rằng không phải tất cả trẻ có hội chứng Tăng động giảm tập trung đều có mọi dấu hiệu.

Hội chứng Tăng động giảm tập trung có 3 dạng: Hiếu động thái quá; Giảm tập trung; và Vừa hiếu động thái quá vừa không tập trung. Nghĩa là trẻ có thể có mọi biểu hiện của một dạng hoặc mỗi dạng vài biểu hiện.

Những biểu hiện liệt kê ở trên nếu không mất đi trong vòng 6 tháng thì chắc chắn được coi là hội chứng Tăng động giảm tập trung và một số dấu hiệu thường xuất hiện trước khi trẻ lên 7 tuổi.

Hãy tin vào bản năng khi nhận biết chứng Tăng động giảm tập trung ở trẻ, và dưới đây là một vài lời khuyên cùng kinh nghiệm để giải quyết những thách thức hàng ngày :

1. Con bạn cần được chấp nhận và giúp đỡ chứ không phải sự thoái thác.

Con trai bạn không phải chỉ cư xử như mọi cậu bé khác. Con gái bạn không đơn thuần chỉ là một cô bé mơ mộng lơ đãng. Hội chứng Tăng động giảm tập trung không phải một thứ trẻ có thể kiểm soát – ít nhất là vào thời điểm này. Cũng giống như xử lý các bệnh dị ứng hay tiểu đường, trẻ cũng phải học cách đương đầu với ADHD. Và bạn phải giúp bé.

2. Hãy tìm đến bác sĩ nhi khoa.

Không cần phải là bác sĩ chuyên môn mới có thể chẩn đoán hội chứng Tăng động giảm tập trung. Một bác sĩ nhi cũng có thể làm được điều này nếu có đủ những thông tin nhất định từ bạn, giáo viên hay những người chăm sóc bé, cùng một cuộc trò chuyện với con bạn.

3. Trao đổi với giáo viên

Không nên chờ đến tận những buổi họp phụ huynh mới gặp và trao đổi với giáo viên của bé. Dù có bận đến đâu, các giáo viên vẫn sẽ rất trân trọng việc họ có thể hợp tác cùng bạn. Họ có thể là “tai mắt” của bạn ở bên trẻ và là sự hỗ trợ đắc lực cho bạn.

4. Hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ nhà trường

Bạn có thể gửi đến hiệu trưởng một lá thư nêu rõ những khó khăn của con bạn và yêu cầu giúp đỡ bằng cách sắp xếp một giáo viên nhiều kinh nghiệm làm với trẻ có hội chứng Tăng động giảm tập trung để ở bên con.

5. Hãy kiên nhẫn và cảm thông

Quát mắng chỉ làm mọi chuyện xấu đi. Hãy cố gắng tạo dựng sự kết nối với bé, cho con thấy rằng bạn lắng nghe những gì con nói, và bạn cũng chính là “đồng minh” của con.

6. Liên hệ với Tổ chức giúp đỡ những người có hội chứng Tăng động giảm tập trung

Tổ chức có rất nhiều thông tin hữu ích trực tuyến cùng các nhóm hỗ trợ cho cha mẹ. Bạn sẽ thấy được an ủi hơn khi biết rằng ngoài kia có rất nhiều bậc cha mẹ khác cũng đang phải đấu tranh và những người có thể cung cấp thông tin cần thiết cho bạn. Một nguồn hữu ích khác chính là Lives in the Balance, được thành lập bởi Ross Greene - tiến sĩ Khoa Tâm lý học của Viện Công Nghệ Virginia – ông là chuyên gia nghiên cứu và giúp đỡ trẻ em có những khó khăn về hành vi.

TAGS :

Bình luận của bạn

TIN MỚI