0
O'HANA PRESCHOOL O'HANA PRESCHOOL

CẨM NANG CHĂM SÓC BÉ

Dấu hiệu bạn là cha mẹ "Trực thăng"

O'HANA

-

0 Bình luận

Thuật ngữ cha mẹ “trực thăng” xuất hiện từ năm 1969 để chỉ những ông bố bà mẹ quan tâm, lo lắng, chăm sóc con mình quá mức. Điều này có nghĩa là con luôn nằm trong tầm tay, thậm chí ngay cả khi con không muốn, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Các bậc phụ huynh ngày càng can thiệp nhiều hơn vào cuộc sống của con cái. Họ gọi điện cho con nhiều lần trong ngày rồi can thiệp bất cứ khi nào có vấn đề khó khăn xảy ra.

Thay vì giúp đỡ, hỗ trợ cho trẻ, sự bao bọc, can thiệp quá mức của cha mẹ kiểu máy bay trực thăng lại gây hại cho trẻ, tước đi cơ hội để trẻ tự lập, tự thích nghi, khả năng lựa chọn, đưa ra quyết định… của trẻ. Về lâu dài, sẽ tạo ra một thế hệ có tư tưởng ỷ lại, không có khả năng sống độc lập và không biết tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình.

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang là một phụ huynh kiểu máy bay trực thăng:

Các bậc phụ huynh ngày càng can thiệp nhiều hơn vào cuộc sống của con cái. Họ gọi điện cho con nhiều lần trong ngày rồi can thiệp bất cứ khi nào có vấn đề khó khăn xảy ra.

Thay vì giúp đỡ, hỗ trợ cho trẻ, sự bao bọc, can thiệp quá mức của cha mẹ kiểu máy bay trực thăng lại gây hại cho trẻ, tước đi cơ hội để trẻ tự lập, tự thích nghi, khả năng lựa chọn, đưa ra quyết định… của trẻ. Về lâu dài, sẽ tạo ra một thế hệ có tư tưởng ỷ lại, không có khả năng sống độc lập và không biết tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình.

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang là một phụ huynh kiểu máy bay trực thăng:

Không thể rời xa con

Cha mẹ luôn quan tâm con một cách thái quá và luôn cảm thấy có một nỗi đau tinh thần đáng kể khi con rời khỏi tầm mắt mình. Họ không muốn rời con nửa bước vì sợ con sẽ xảy ra chuyện gì đó. Họ luôn theo sát con mình, đến nỗi hầu như không làm được việc gì khác. Ngay cả việc bé đi nhà trẻ cũng khiến cha mẹ không yên tâm, họ thường xuyên ngồi theo dõi camera chỉ để nhìn thấy con, xem ở lớp con thế nào, có vấn đề gì với bạn hay với cô không, hoặc theo con từng bước khi bé chạy chơi ngoài sân đề phòng con ngã còn đỡ dậy…

Quá nuông chiều, cung phụng con

Cha mẹ “trực thăng” luôn nuông chiều chăm sóc thái quá, đáp ứng mọi nguyện vọng của con. Họ luôn làm mọi thứ giúp trẻ trong khi ở độ tuổi đó bé đã có thể làm tốt như tự xúc ăn, tự mặc quần áo, đi giày dép, tự đánh răng … Khi trẻ bị ngã hoặc trẻ làm gì sai … cha mẹ sẽ thay con đổ lỗi cho một thứ gì đó (thí dụ như cái nền nhà hay một đồ vật nào đó) rồi giơ tay “đánh chừa”. Sự nuông chiều còn thể hiện ở việc trẻ luôn có cái mình muốn, khi không được như ý, trẻ sẽ đánh trả hoặc lăn ra ăn vạ để cầu cứu cha mẹ.

Tham gia vào mọi vấn đề của con

Thay vì để con tự rút ra bài học từ những sai lầm, những phụ huynh quan tâm con thái quá hay tham gia vào việc bảo vệ con bất kể tình huống nào. Giả dụ như, khi con gặp khúc mắc trong mối quan hệ với bạn bè, thày cô giáo thì bạn nói chuyện với những người đó để xử lý giúp con, dù con có thể tự lo được; hoặc khi con bạn tức giận vì thua trong trò chơi thì bạn lại giả vờ thua để con chiến thắng…

Trở thành người bảo vệ riêng của con

Không cho phép con tham gia vào nhiều trò chơi, không để con tự xử lý trong những tình huống với các trẻ khác hoặc giúp con tránh hoàn toàn khỏi xung đột. Ví dụ như bất kỳ khi nào con cãi nhau với bạn hàng xóm, cha mẹ đều nhảy vào để con không bị thua thiệt chính là một trong những biểu hiện rõ ràng của những phụ huynh quan tâm con thái quá.

Giúp con quá nhiều trong việc làm bài tập về nhà

Thỉnh thoảng giúp con giải quyết bài tập về nhà là cần thiết, nhưng giúp đỡ con quá nhiều hay làm bài giúp con cũng có thể gây hại cho trẻ. Cụ thể, khả năng tự học của trẻ sẽ bị suy giảm. Trẻ không tìm được động lực để hoàn thành bài ở trường khi không có sự giúp đỡ.

Ám ảnh về vệ sinh và sức khỏe

Một biểu hiện ít phổ biến hơn của việc quan tâm con thái quá là xu hướng đề phòng vi khuẩn vi trùng quá mức bình thường. Không cho con nghịch bẩn, luôn giữ trẻ trong nhà không cho ra ngoài vì sợ nắng nóng hay gió lạnh, ủ ấm cho trẻ quá mức, thậm chí cha mẹ sẵn sàng chạy theo con với chiếc khăn trên tay để lau mồ hôi cho trẻ vì chỉ sợ con bị ốm cũng là dấu hiệu của việc chăm con thái quá.

Định hướng, quyết định mọi thứ cho con

Cha mẹ luôn là người quyết định thay con mọi thứ, lúc bé là con mặc gì, con chơi gì, con kết bạn với ai; lớn hơn sẽ là con học môn ngoại khóa nào, con chơi nhạc cụ gì, con học trường nào thậm chí định hướng luôn nghề nghiệp cho con… Tuy rằng không phải lúc nào quyết định của con cũng là đúng đắn nhưng việc để con đưa ra quyết định của mình là rất quan trọng bởi nó sẽ giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của sự tự chủ và biết chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Khen con quá nhiều

Các bậc phụ huynh quan tâm con thái quá tin rằng con mình không cần được trải nghiệm cảm giác thất bại và nên được sống với những lời khen ngợi. Tuy vậy khen ngợi quá nhiều cũng khiến con sợ thất bại. Khi trẻ quá phụ thuộc vào sự cổ vũ của người khác, chúng sợ những rủi ro, mạo hiểm. Trẻ sợ rằng không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách hoàn hảo, do đó, chúng không dám thử làm bất cứ thứ gì.

Nếu bạn nhìn thấy mình trong những tình huống trên, đây là lúc bạn cần xem xét lại cách làm cha mẹ của mình: Liệu bạn có làm hộ con những việc con có thể làm được? Liệu bạn có nên lùi lại phía sau, để một khoảng không gian để con tự xử lý mối quan hệ và những rắc rối của mình thay vì bay lượn trên đầu, nhảy vào ứng cứu bất kỳ lúc nào? Xác định ra những điều con có thể làm, những điều nên để con tự quyết định, cho con nhiều tự chủ, tự do hơn trong cuộc sống của chúng có thể là những thay đổi đầu tiên để không là cha mẹ kiểu máy bay trực thăng kiểm soát cuộc đời con.

TAGS :

Bình luận của bạn

TIN MỚI