0
O'HANA PRESCHOOL O'HANA PRESCHOOL

CẨM NANG CHĂM SÓC BÉ

Giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc

Ohana

-

0 Bình luận

Cách trẻ bộc lộ và phản ứng với cảm xúc của mình có ảnh hưởng rất lớn đến cách cư xử của trẻ và qua đó cho thấy cách trẻ thích ứng và tận hưởng cuộc sống như thế nào. Tuy nhiên trẻ cần nhiều thời gian để học cách kiểm soát tình cảm của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng cảm xúc của người khác và cha mẹ chính là người có thể 

Giúp trẻ kiểm soát cảm xúc

Bạn có thể giúp trẻ chuyển từ trạng thái bi quan (như lúc chúng chán nản, buồn bực) trở nên lạc quan hơn (như lúc chúng thấy an toàn, bình tĩnh) và sẵn sàng tương tác với cuộc sống xung quanh theo một cách tích cực. Hãy thử vài gợi ý dưới đây – qua thời gian bạn sẽ tìm ra điều gì là phù hợp nhất với con bạn.

  • Giúp trẻ làm chậm hơi thở của mình – bằng việc thổi bong bong hay giả vờ thổi nến sinh nhật – và khuyến khích trẻ tập hít thở sâu.

  • Khuyến khích trẻ tưởng tượng mình có cơ thể của một con rối bông và tập lắc lư cơ thể. Việc này sẽ giúp giải tỏa căng thẳng một cách hiệu quả..

  • Giúp trẻ tưởng tượng và giả vờ mình là loài động vật yêu thích đang ngủ trưa. Việc này khiến trẻ nhắm mắt và thư giãn dễ dàng hơn.

  • Xây dựng một chiến lược để sử dụng khi trẻ mất kiểm soát, ví dụ như suy nghĩ hoặc một hình ảnh tĩnh; dành thời gian cùng trẻ đọc truyện; hoặc khuyến khích trẻ nói chuyện với bạn về cảm xúc của chúng.

  • Giúp trẻ thể hiện cảm xúc theo cách sáng tạo – thí dụ như vẽ tranhgiấy dán tường, chơi đất nặn hoặc thể hiện cảm xúc với những món đồ chơi xung quanh.

  • Gia tăng những hóc-môn “vui vẻ” bằng việc tập thể dục, tích cực trải nghiệm xã hội, một chế độ ăn uống lành mạnh, và nghỉ ngơi đều đặn.

Các giai đoạn phát triển cảm xúc

Trẻ sơ sinh cảm nhận những cảm xúc đơn giản như vui, giận, buồn và sợ. Khi trẻ bắt đầu biết nhận thức, trẻ sẽ trải nghiệm những cảm xúc phức tạp hơn như e thẹn, ngạc nhiên, hưng phấn, lung túng, xấu hổ, có lỗi, tự hào, đồng cảm, và ở độ tuổi này, cảm xúc của trẻ chủ yếu được tạo ra từ các phản ứng cơ học – như khi tim đập nhanh hoặc bụng cồn cào.

Khi trẻ lớn lên, cảm xúc sẽ ngày càng bị tác động bởi suy nghĩ của chúng. Trẻ bắt đầu có sự ý thức về cảm xúc của mình và dễ dàng nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của người khác. Một sự cảm thông nho nhỏ có thể dạy trẻ biết chia sẻ từ đáy lòng, hãy : 

  • Khuyến khích trẻ nhận nhiều vai khác nhau trong trò chơi đóng vai.

  • Giúp trẻ thể hiện cảm xúc của mình và khuyến khích trẻ lắng nghe cảm xúc của người khác.

  • Cố gắng kết nối những cảm xúc của trẻ này với những cảm xúc của các trẻ khác bằng cách gợi lại những trải nghiệm của chúng trong những tình huống tương tự.

Dần dần trẻ sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc của mình và biết tôn trọng cảm xúc của người khác. Đây là một kỹ năng xã hội vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ.

TAGS :

Bình luận của bạn

TIN MỚI